Quy trình sản xuất son môi với công nghệ mới

Công nghệ làm đẹp đang không ngừng phát triển, và ngành công nghiệp mỹ phẩm cũng không ngoại lệ. Những tiến bộ trong ngành công nghệ sản xuất đã mang đến cho chúng ra những thỏi son thông minh hơn, bền màu hơn và còn thân thiện với môi trường hơn. Như vậy hãy cùng nhau khám phá quy trình sản xuất son môi được diễn ra như thế nào. 

Son môi là gì ?

Son môi có tên trong tiếng anh là lipstick và được hiểu một cách đơn giản là một loại mỹ phẩm có tác dụng khi sử dụng lên môi, sẽ tạo ra những màu sắc đẹp mắt, có thể che đi những khuyết điểm trên môi hoặc có thể giúp bảo vệ đôi môi của người dùng. Son môi được làm ra từ nhiều nguyên liệu khác nhau như dầu, sáp, chất tạo màu, chất làm mềm da, chất dưỡng da,… 

Son môi có tên trong tiếng anh là lipstick
Son môi có tên trong tiếng anh là lipstick

Quy trình sản xuất son môi

Quy trình sản xuất son môi gồm nhiều công đoạn để tạo ra sản phẩm đạt chất lượng cao và an toàn cho người dùng. Dưới đây là các bước cơ bản trong quy trình sản xuất son môi:

Chuẩn bị nguyên liệu 

Những nguyên liệu để làm ra được son môi như sáp ong, dầu, bột màu, và chất bảo quản, chất dưỡng môi,… là những nguyên liệu được xem là thành phần chính có trong son môi. Những nguyên liệu này cần được lựa chọn kỹ lưỡng và lựa chọn các nhà cung cấp uy tín để đảm bảo chất lượng và an toàn. 

Đồng thời việc cân định lượng thành phần cũng rất quan trọng, đặc biệt và công thức pha màu. Khi pha màu cần phải sử dụng các thiết bị cân đo chính xác để đảm bảo mỗi thành phần được sử dụng và pha trộn đúng với tỷ lệ. Về công thức pha màu, các nhà sản xuất cần phải nghiên cứu cẩn thận và kỹ càng để tạo ra được những màu son đẹp, dễ dùng. 

Pha chế hỗn hợp son 

Quá trình pha chế bao gồm các việc đun nóng các thành phần như sáp ong, dầu và chất béo đến nhiệt độ nhất định để chúng được hòa lẫn vào với nhau. Đầu tiên sáp ong, dầu và chất béo được đun nóng trong các thùng đặc biệt ở nhiệt độ khoảng 70-85 độ C để chúng tan chảy và và hoàn tan vào nhau hoàn toàn. Sau đó, hỗn hợp được đưa vào bồn trộn để đảm bảo các thành phần được phân tán đều. 

Để tạo ra màu sắc cho son thì các sắc tố và bột màu được thêm vào hỗn hợp đã được đun chảy và trộn đều sau đó. Quá trình thêm màu sắc tố cần được thực hiện chậm rãi và cẩn thận để đảm bảo màu sắc được đồng nhất và đạt được độ chính xác cao nhất. 

* Lưu ý: Khi trộn hỗn hợp cần đảm bảo trộn không có bọt khí trong hỗn hợp, điều này giúp son khi hoàn thành không bị lỗ do bọt khí tạo thành và làm cho son có kết cấu mịn màng. 

Tạo khuôn son môi 

Sau các thành phần nguyên liệu đã được hòa trộn với nhau, bước tiếp theo trong quá trình sản xuất son môi này là tạo khuôn cho son. Mỗi loại son và tùy vào từng nhà những sản xuất khác nhau có ra những khuôn khác nhau. Khi nguyên liệu son đã được đun nóng chảy và trộn đều, chúng được rót vào các khuôn riêng biệt theo dây chuyền sản xuất. 

Khuôn khi đổ vào khuôn cần phải đổ đầy để hạn chế tình trạng bị lõm đáy khi son khô đặc lại. Quá trình này thường được diễn ra trong môi trường được kiểm soát nhiệt độ để đảm bảo chất lượng và hình dạng của thỏi son sau khi hoàn thành. 

Son sau khi pha chế sẽ được đổ vào khuôn để định hình
Son sau khi pha chế sẽ được đổ vào khuôn để định hình

Đông đặc son môi 

Khuôn son môi được làm lạnh nhanh chóng để hỗn hợp được đông cứng lại nhanh chóng, thường được sử dụng bởi những tủ lạnh chuyên dụng để đảm bảo quá trình này diễn ra nhanh chóng và hiệu quả nhất. Nhiệt độ thích hợp cho quá trình đông đặc là từ 5-10 độ C. Quá trình đông đặc được diễn ra một cách cẩn thận để son khi đông lại không bị nứt gãy. 

Sau khi hỗn hợp đã được đông cứng, các thỏi son sẽ được lấy ra khỏi khuôn, sau đó được đưa đi kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo hình dạng và kết cấu của cây son chất lượng nhất và hoàn hảo nhất khi đến tay người dùng. 

Kiểm tra chất lượng 

Bước tiếp theo trong quá trình sản xuất son là đứa những thỏi son đi kiểm tra về chất lượng, độ bền màu, độ mịn và độ bám màu của son. 

  • Khi kiểm tra độ bền màu: Thỏi son được kiểm tra trên nhiều bề mặt khác nhau để kiểm tra khả năng bám, giữ màu và độ bền màu dưới sự tác động của môi trường như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm.  
  • Khi kiểm tra về độ mịn và độ bám của son: Son môi được kiểm tra trực tiếp lên môi hoặc nhiều bề mặt khác nhau để kiểm tra xem độ mịn đã được đảm bảo hay chưa và khả năng bám dính tốt hay không, và đảm bảo không gây cảm giác bị khô môi hay khó chịu khi thoa. 
  • Khi kiểm tra độ an toàn: Các thỏi son được đưa đi kiểm tra hóa học để đảm bảo không chứa các chất độc hại cho môi như chì, thủy ngân, và các hợp chất hữu cơ dễ bị bay hơi ( VOCs). Các thí nghiệm về phản ứng trên da cũng được thực hiện để đảm bảo son không gây hại hoặc gây kích ứng cho người dùng. 

Đóng gói và bảo quản 

Sau khi đã hoàn thành các bước về kiểm tra chất lượng, các thỏi son sẽ được đưa đi đến khâu đóng gói cẩn thận với các bao bì đẹp mắt và được bảo quản trong môi trường thích hợp để đảm bảo chất lượng cho đến khi các thành phẩm được đến tay người dùng. Việc lựa chọn bao bì cho son môi cũng là một bước quan trọng trong khâu sản xuất son môi. Vì người tiêu dùng sử dụng chủ yếu là các nữ giới, việc lựa chọn bao bì đẹp, bắt mắt sẽ thu hút được nhiều người tiêu hơn. 

các thỏi son sẽ được đưa đi đến khâu đóng gói cẩn thận với các bao bì đẹp mắt
các thỏi son sẽ được đưa đi đến khâu đóng gói cẩn thận với các bao bì đẹp mắt

Son môi sau khi đã hoàn thành các bước đóng gói sẽ được đưa đi đến kho lạnh để bảo quản hoặc có thể được đưa đến kho kiểm soát nhiệt độ để đảm bảo son không bị hư hỏng hoặc biến chất. Quy trình vận chuyển cũng sẽ được kiểm tra chặt chẽ để đảm bảo sản phẩm được nguyên vẹn khi đưa đến tay người tiêu dùng.  

Phân loại son môi 

  • Son sáp: Là dòng son truyền thống. Son có vỏ bên ngoài dạng thỏi hình trụ. Thành phần tạo nên chất lì trong son này chủ yếu là cao lanh. Nhờ đó khi thoa lên môi cho ra màu chuẩn và bám lì trên môi. Mặc dù dòng son này có nhiều ưu điểm như lên màu chuẩn, bền màu và lâu trôi, phù hợp với hầu hết các loại da,… thì chúng cũng có một số nhược điểm như trong son không chứa dưỡng ẩm, thành phần cao lanh sẽ hút dầu gây khô môi, dễ gãy khi sử dụng,… 
  • Son kem: là loại son được làm dưới dạng lỏng, hơi sệt. Son kem có kết cấu mịn, dễ đánh khi lên môi cho ra màu chuẩn. Khi son lâu trôi nhưng để lâu sẽ bị cảm giác khô môi. Trong son môi dạng kem này có chứa thành phần dưỡng ẩm nên hạn chế được việc bị khô môi, có lớp son mềm mịn, lên màu chuẩn và lâu trôi,… Tuy nhiên, khi son môi ở trên môi quá lâu sẽ gây ra cảm giác bị khô môi và dễ bị dây ra thành cốc khi uống nước,…. 
  • Son bóng: Đặc điểm nổi bật của son này là lớp bóng của nó sau khi đánh lên môi. Son bóng thường làm theo dạng gel, khi thoa lên môi tạo cho môi căng mọng và  bóng mượt. Son bóng có công dụng làm bóng và căng mọng cho môi và tăng sự hấp dẫn. Tuy nhiên, độ lên màu của son này không tốt và dễ trôi,… 
  • Son lì: Son lì có loại giống với son thỏi hoặc có loại giống với son kem tùy vào nhà sản xuất khác nhau. Giống như tên gọi son này rất lì và có độ bám mày từ 6-8 tiếng. Vì là son lì nên khi đánh lên môi sẽ tạo cảm giác bị khô môi và không có lớp bóng, như vậy trước khi đánh lên môi người dùng nên bô trước một lớp son dưỡng để tránh tình trạng bị khô môi khi đánh. 
  • Son tint: Có kết cấu lỏng và nhẹ, có khả năng bám màu tốt trên môi. Khi sử dụng son tint sẽ mang lại cảm giác nhẹ nhàng, cùng với hiệu ứng bóng nhẹ tạo cảm giác căng mọng cho đôi môi. 
  • Son gió: Là loại son có khả năng thay đổi màu sắc dựa vào tình trạng cơ thể của người sử dụng. Dòng son này thường là dạng thỏi, chất son sáp giúp son bền màu trên môi. Son gió không có màu sắc cố định, do đó tùy vào người sử dụng khác nhau mà son cho ra màu sắc khác nhau. 
  • Son dưỡng: Là loại son có mục đích chuyên dụng để bảo vệ làn môi. Chính vì vậy son dưỡng là món đồ không thể thiếu trong túi của mỗi người. Son dưỡng thường ở nhiều dạng khác nhau như là dạng tuýp, dạng thỏi, dạng kem,… Thành phần chủ yếu trong son dưỡng đều có tính dưỡng ẩm cho môi, giúp môi cải thiện được tình trạng bị khô và nứt nẻ. 
  • Son nhũ: Là son có chứa các hạt nhũ để tạo hiệu ứng lấp lánh, mềm mại trên đôi môi. Son này cũng có nhiều dạng khác nhau như dạng thỏi hoặc dạng nước,…. Với thành phần chủ yếu là các tinh thể mica, được xem như kim tuyến giúp đôi môi nổi bật dưới ánh đèn.  

Lời kết: 

Với những công nghệ mới, ngành công nghiệp mỹ phẩm, đặc biệt là sản xuất son môi đang mang đến những sản phẩm chất lượng cao, an toàn và cá nhân hóa. Điều này đáp ứng được nhu cầu làm đẹp của chị em phụ nữ. Hy vọng những thông tin trên mạng lại hữu ích cho bạn, nếu bạn có thắc mắc gì hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp thêm. 

Bài viết liên quan

quy trinh san xuat che thai nguyen
Tìm hiểu quy trình sản xuất và đóng gói chè Thái Nguyên hút chân không

Chè Thái Nguyên được biết đến là một trong những đặc sản nổi tiếng của......

nuoc muoi sinh ly 00
Quy trình sản xuất nước muối sinh lý đạt chuẩn – Dung dịch thiết yếu cho sức khỏe

Thành phần đơn giản nhưng vô cùng hữu ích, nước muối sinh lý đã trở......

quy trinh san xuat gio cha
Quy trình sản xuất chả lụa – Hướng dẫn chi tiết từ A đến Z

Bằng tinh hoa của ẩm thực Việt, chả lụa đã trở thành món ăn dân......

quy trinh san xuat yen sao
Khám Phá Quy Trình Sản Xuất Yến Hũ Chưng Đường Phèn Đạt Chuẩn

Yến sào, còn được gọi là tổ yến, là một loại thực phẩm quý giá......

day chuyen chiet rot chat long la gi
Dây Chuyền Chiết Rót Là Gì ? Ứng Dụng Của Dây Chuyền Chiết Rót

Bạn đang sản xuất bất kỳ sản phẩm chất lỏng nào dành cho người tiêu......

quy trinh san xuat xa phong
Quy trình sản xuất xà phòng : Bí quyết cho những bánh xà phòng hoàn hảo

Xà phòng là một vật dụng thiết yếu trong đời sống hàng ngày, góp phần......

sấy là gì ?
Sấy là gì? Ứng dụng của sấy trong đời sống

Sấy là quá trình loại bỏ hoặc giảm bớt độ ẩm từ các vật liệu......

quy trinh san xuat nuoc cam dong chai
Quy Trình Sản Xuất Nước Cam : Món Quà Từ Thiên Nhiên

Nước cam từ lâu đã được biết đến là một thức uống quen thuộc mang......